Trong phiên xét xử sáng nay, chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo, gia đình bị cáo Nguyễn Cao Trí mới nộp thêm 61 tỷ đồng để khắc phục hậu quả số tiền chiếm đoạt của bị cáo Trương Mỹ Lan.
Bị ép làm sai, nhiều thuộc cấp của bị cáo Trương Mỹ Lan quyết liệt chống đối
Ngày 2/4, phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần bào chữa bổ sung của các luật sư.
Trong phiên làm việc sáng nay, chủ tọa Phạm Lương Toản thông báo, gia đình bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) đã nộp thêm 61 tỉ đồng khắc phục hậu quả.
Bào chữa bổ sung cho bị cáo Trương Mỹ Lan, luật sư Giang Hồng Thành cho rằng, việc xác định số tiền thất thoát của SCB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nếu không muốn nói là có ý nghĩa sống còn trong việc xác định tội danh, hình phạt đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo khác. Nếu SCB không có thất thoát, thì sẽ không có thiệt hại cũng như không bị chiếm đoạt.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí
Luật sư Thanh đặt câu hỏi, nếu không có trưng cầu giám định, không sử dụng chứng thư thẩm định giá của Hoàng Quân để xác định thiệt hại. Vậy thiệt hại của SCB được xác định dựa trên nguyên tắc nào, bằng phương cách nào?
“Trong 10 năm, bà Lan có trả lãi cho SCB hay không? Trong 10 năm đó, có người dân nào gửi tiền ở SCB nhưng không rút ra được? Hoàn toàn chưa có chứng cứ nào về vấn đề này. Vậy thiệt hại của SCB từ đâu ra?”, luật sư Thanh nói.
Luật sư cho rằng, bà Trương Mỹ Lan phải gánh chịu nhiều quy kết nặng nề. Trong đó có hai quy kết đã quyết định sinh mạng của bà Lan. Thứ nhất, bà Lan phải chịu trách nhiệm đối với cả những khoản vay không liên quan đến mình, nghĩa là trách nhiệm của bà Lan bị tăng lên. Thứ hai, giá trị tài sản đảm bảo của bà Lan bị định giá thấp đi, nghĩa là quyền lợi của bà Lan bị giảm xuống. Sự chênh lệch này đã đưa bà Lan vào cửa tử.
Bị cáo Trương Mỹ Lan
Luật sư Thanh còn cho rằng, bà Lan được nhiều người đánh giá có bản chất tốt đẹp, tham gia nhiều hoạt động từ thiện, hỗ trợ người dân trong thời điểm dịch bệnh Covid-19.
“Con người như vậy có cần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội? Tôi hy vọng HĐXX sẽ xem xét để đưa ra câu trả lời nhân văn”, lời luật sư Thanh.
Bào chữa cho bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng giám đốc SCB), luật sư cho rằng thân chủ của mình rất vui mừng khi được VKS nhận định không phải đóng vai trò chủ chốt của vụ án.
Tuy nhiên, luật sư đề nghị HĐXX xem xét các tình tiết tăng nặng đối với bị cáo gồm phạm tội có tổ chức và phạm tội tinh vi. Luật sư cho rằng, bị cáo không phải phạm tội có tổ chức hay tinh vi. Bởi, bị cáo Dung là cấp dưới, nhận được sự chỉ đạo cấp trên, là người làm công ăn lương.
Luật sư Nguyễn Thành Công (bào chữa cho bị cáo Trần Thị Mỹ Dung) đặt câu hỏi về việc, VKS xác định nói không dùng kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân mà dùng các biện pháp khác, vậy biện pháp khác là biện pháp nào?
Các bị cáo tại tòa
Theo luật sư, tính nhất quán và xuyên suốt của nguyên tắc có lợi cho bị cáo vẫn chưa được áp dụng triệt để.
Theo luật sư này, tại phiên tòa các bị cáo và luật sư đều cho rằng việc định giá các tài sản trong vụ án để xác định thiệt hại đang quá thấp, mong tòa xem xét.
Luật sư Công cho rằng, Công ty thẩm định giá Hoàng Quân (Công ty Hoàng Quân, được chọn thẩm định giá tài sản trong vụ án) mới định giá 726/1.166 mã tài sản thế chấp cho các khoản vay của nhóm Vạn Thịnh Phát tại SCB. Số còn lại Công ty Hoàng Quân không định giá vì lý do các tài sản là cổ phần, cổ phiếu, quyền tài sản, bất động sản không đủ hồ sơ, pháp lý tài sản...
TinViện kiểm sát: Bị cáo Trương Mỹ Lan ngoan cốTheo Vietnamnet