Vậy nhưng mẹ đảm Vũ Ngọc lại không làm vậy, chị đã tự tìm tòi được cách làm bánh chưng để có màu xanh tự nhiên mà cách làm lại vô cùng đơn giản.
Chia sẻ với 2Sao.vn, chị Ngọc cho hay: "Một lần mình nhìn thấy trên mạng có một chiếc bánh chưng màu xanh cực kỳ đẹp mắt. Mình bắt đầu tò mò và tìm hiểu trên mạng bằng cách tìm kiếm.Sau khi đọc một số hướng dẫn thì mình chỉ cho mẹ mình cách làm. Một vài lần đầu gói bánh thì màu chưa lên được màu xanh đẹp hiện tại, và thời gian chờ cũng như các công đoạn phức tạp hơn khá nhiều so với cách làm bánh chưng truyền thống nên mình và mẹ bắt đầu phân tích và cải thiện từng công đoạn. Sau khoảng 3-4 lần điều chỉnh, hiện tại với 2 mẹ con thì cách làm hiện tại là tối ưu nhất''.
Chiếc bánh chưng có màu xanh tự nhiên
Ngoài ra, chị dùng lá riềng để nhuộm bánh vì loại nguyên liệu này thuần tự nhiên, an toàn cho sức khỏe của chúng ta. Lá riềng còn cho màu của gạo và bánh xanh, đẹp rất tự nhiên, đẹp mắt, và giúp bánh dền bánh, bánh thơm hơn so với bánh truyền thống.
Nếu để 2 chiếc bánh cùng trên 1 mâm cỗ, 1 chiếc bánh trắng (mộc) truyền thống và 1 chiếc bánh chưng màu xanh mát mắt, chắc chắn đa phần mọi người sẽ chọn chiếc bánh màu xanh.
Ẩm thực truyền thống đôi khi bị lãng quên, nếu có sự sáng tạo, thêm “sắc màu” cho nó (cả về nghĩa đen và nghĩa bóng) chắc chắn sẽ là chất xúc tác giúp cho việc duy trì những giá trị truyền thống được dễ dàng hơn và hòa cùng với nhịp độ thay đổi của cuộc sống hiện đại ngày nay.
Màu bánh xanh ít hay nhiều phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: Lá riềng già hay non, thời tiết lúc cắt lá riềng (mưa nhiều thì lá cho màu xanh đẹp hơn, khô hạn thì lá sẽ già, màu sẫm) và độ đậm đặc của nước cốt lá riềng (xay nhiều lá hay ít lá và lượng nước lọc cho vào).
Hãy cùng tham khảo ngay cách làm bánh chưng của chị Ngọc nhé!
Bước 1: Đổ gạo nếp khô vào một chiếc rá, đặt rổ gạo vào trong một chậu nước đầy.
Bước 2: Vo sạch gạo qua 2 nước, sau đó cứ thế nhấc rổ gạo từ chậu nước đầy lên, đặt lên 1 thùng hoặc chậu khác để cho chảy nước tự nhiên.
Lưu ý: không xóc gạo lên xuống, vo gạo xong cứ thế nhấc lên. Khâu này khá quan trọng, nếu xóc nhiều hạt gạo sẽ dễ bị vỡ khi gói.
Bước 3: Dùng 1 lượng lá riềng phù hợp, rửa sạch, xay ra lấy nước cốt. Cần dùng khăn xô để lọc bỏ cặn lá. Để nước cốt lá riềng này vào chậu,
- Sau khi gạo rích hết nước (thấy ở đáy rá nước không còn ra nữa) thì cho một nhúm muối trắng vào gạo, đổ gạo đó vào chậu nước cốt lá riềng vừa lọc, dùng tay đảo đều tầm 5 phút, sau đó ngâm gạo trong 1-1.5 tiếng rồi gói bánh.
NQTheo VietNamnet