Tư duy kém, gặp vấn đề phát sinh, chỉ biết loay hoay trong nhận thức hạn hẹp của bản thân, cuối cùng khó tìm thấy thành công.
Tư duy vượt trội, hành sự vững chắc, không bị gò bó trong khuôn khổ, vinh quang chờ đợi ngay trước mắt.
Từ xưa đến nay, kẻ thất bại luôn cứng nhắc và trì trệ, còn người ưu tú đều sở hữu 3 loại tư duy dưới đây:
1. Học cách ung dung, loại bỏ “tâm thủy tinh”
Thế giới này tồn tại rất nhiều điều không như ý: Tiếng mắng chửi bực dọc, cân nặng chưa lý tưởng, công việc chưa hoàn thành, KPI không đạt…
Chọn lựa được mất, không màng sự đời… đều hoàn toàn dựa vào “chỉ số ung dung” của mỗi người.
“Chỉ số ung dung”, hay đó chính là sức chịu đựng bền bỉ trước nghịch cảnh và thất bại, là thái độ sống tích cực hướng về phía trước.
Bill Gates từng nói: “Trước khi có được thành công, bạn đừng đặt nặng lòng tự tôn” (tạm dịch).
Những người được cho là sống tốt chưa hẳn đã rất thông minh, lắm lúc chỉ là họ “vô cảm” trước những tác động của thế giới bên ngoài, nhắm mắt làm ngơ thói đời bẽ bàng, lặng lẽ tiến về phía trước mà không một lời phàn nàn hay than thân trách phận.
Đến khi đạt được trạng thái ung dung trước những biến cố xảy ra, bạn xem như đã trở thành sắt đá thật sự.
Thật vậy! Người quá nhạy cảm, sở hữu “trái tim thủy tinh” mong manh dễ vỡ, nhìn thì có vẻ vô hại, hiền hậu, nhưng lại quá yếu đuối, thế giới ngoài kia chỉ cần nổi lên cơn gió nhẹ, trong lòng họ đã “sóng vỗ biển gầm”.
“Ung dung” cũng chính là một cách tự vệ, lờ đi mà sống.
2. Trì hoãn cảm giác thỏa mãn
“Không có đầu óc làm việc, còn cả núi việc chờ ngay trước mắt nhưng vẫn không muốn làm”.
Tình huống này thế mà lại có nhiều tiếng nói chung, nhận được vô số sự đồng tình của dân làm công ăn lương.
Lười biếng, ai mà chẳng có bản tính này trong người. Cái lười khiến con người dễ chôn chân trong vùng an toàn quá lâu, không thể phát triển bản thân.
Lên hẳn kế hoạch giảm cân, nhưng khi phát hiện có cửa hàng giảm giá trà sữa, thế là uống trước rồi giảm cân sau.
Vạch sẵn dự định đọc bao nhiêu cuốn sách trong một tháng, nhưng mỗi lần cầm điện thoại lên lại quên hết thời gian, thế là chưa được được mấy trang.
Con người là thế! Chúng ta rất dễ bị cuốn theo cảm giác thỏa mãn nhất thời. Loại niềm vui “kẹo bông gòn” chóng tan này đến nhanh mà đi cũng nhanh, hậu quả để lại tuy không thấy ngay nhưng tiềm tàng khôn lường.
Chính vì thế, hãy học cách trì hoãn cảm giác thỏa mãn ngay từ bây giờ. Đó chính là sẵn sàng buông bỏ những thú vui nhất thời để kiên trì với việc mang lại giá trị lâu dài hơn. Điều này còn phản ánh cả năng lực kiểm soát bản thân của một người.
Những năm 1960, giáo sư tâm lý học của trường Đại học Stanford, Walter Mischel, từng thực hiện một cuộc thí nghiệm “kẹo dẻo bông gòn” (marshmallow experiment).
Đưa 500 trẻ em từ trường mẫu giáo của Đại học Stanford, mỗi đứa một viên kẹo dẻo và nói rõ với chúng rằng nếu ăn ngay thì sẽ không có viên kẹo thứ hai, và nếu ăn sau 15 phút thì sẽ nhận được hai viên kẹo.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ biết chờ đợi đã thành công hơn về mặt học tập so với những đứa trẻ chờ đợi ít hơn khi chúng 18 tuổi, đồng thời khả năng tự chủ, kỹ năng xã hội và chỉ số thể chất của chúng đều tốt hơn.
Trì hoãn sự thỏa mãn có nghĩa là buông bỏ niềm vui chóng vánh, sắp xếp lại thứ tự của niềm vui và nỗi đau trong cuộc sống:
Đầu tiên, đối mặt với vấn đề và cảm nhận nỗi đau. Sau đó, giải quyết các vấn đề và tận hưởng hạnh phúc lớn hơn. Đây là cách sống khả thi duy nhất.
Thành công không có được trong một sớm một chiều, nó cần sự tích lũy và đúc kết.
3. Đặt "lợi người" lên trên "lợi ta"
Kazuo Inamori - ông hoàng kinh doanh Nhật Bản từng nói:
"Sống vì bản thân là nguyên tắc, sống biết nghĩ cho người khác là sự lâu dài. Ai biết tôn trọng người khác sẽ được tôn trọng ngược lại, ai biết cho đi yêu thương sẽ được đắm mình trong cảm tình báo đáp. Biết nghĩ cho người khác là nguyên tắc cao cấp của sống vì bản thân" (tạm dịch).
Người sở hữu EQ cao rất giỏi trong việc nghĩ cho người khác. "Lợi người" ở đây không phải là khôn nhà dại chợ hay sống ngu ngốc, mà là một sự cho đi công bằng, biết hy sinh trước vì cái tâm và là người tiên phong trong nguyên tắc “cân bằng giá trị giữa cho và nhận”.
Người sống luôn biết nghĩ cho đối phương nhắm đến lợi ích lâu dài, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Đối phương nhận được quả ngọt, cuối cùng cũng báo đáp bằng hoa thơm.